Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM là dự án về hạ tầng lớn nhất ở phía Nam từ trước đến nay, lại được triển khai trong thời gian ngắn nên cần tổ chức tốt để giảm đến mức thấp nhất các rủi ro phát sinh. TP.HCM đang bị áp lực về thời gian vì vậy cần tập trung mọi nguồn lực để chuẩn bị…

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM có tổng mức đầu tư 75.378 tỷ đồng' trong đó vốn trung ương 50% và vốn địa phương 50%.
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM có tổng mức đầu tư 75.378 tỷ đồng’ trong đó vốn trung ương 50% và vốn địa phương 50%.

TP.HCM vừa tổ chức hội nghị triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM, nhằm rà soát, tham vấn chuyên gia, chuẩn bị nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, lựa chọn công nghệ để dự án được chuẩn bị chu đáo và hiệu quả nhất.

“Chạy nước rút” với dự án

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM, nêu rõ việc Quốc hội vừa qua ban hành Nghị quyết 57 về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM là quyết sách quan trọng để phát triển hạ tầng giao thông, giúp TP.HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thêm một bước hoàn thiện hệ thống giao thông.

Cũng theo ông Phan Văn Mãi, dự án đường Vành đai 3 mở ra không gian mới, động lực phát triển mới, giúp TP.HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiếp tục giữ vai trò đầu tàu kinh tế xã hội của cả nước.

Theo PGS.TS. Phạm Xuân Mai, giảng viên trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, chuyên gia về hạ tầng giao thông, TP.HCM cần tổ chức dự án tốt, không sai sót, rủi ro. Thành phố có thể học hỏi những kinh nghiệm nước ngoài, như người Nhật họ làm dự án giao thông rất tốt. “Ban quản lý dự án cần làm rõ lộ trình dự án, tiến độ cụ thể, làm sao để giảm tối đa những sai sót, điều chỉnh lại dự án sẽ mất nhiều thời gian”, ông nói.

Theo nhận định của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, thì đường Vành đai 3 TP.HCM là dự án quan trọng quốc gia với khối lượng công việc rất lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, lại đòi hỏi triển khai thực hiện trong một thời gian rất ngắn. Vì vậy phải có phương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành tương ứng nhằm bảo đảm tiến độ dự án cũng như chất lượng công trình.

Phát biểu với các lãnh đạo sở, ngành, các chuyên gia, các đơn vị tư vấn,… Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nói rõ hiện nay Thành phố đang bị áp lực về thời gian cho nên nếu không tranh thủ, tập trung nguồn lực và quyết tâm thực hiện, sẽ khó đạt tiến độ đề ra. “Muốn vậy, đòi hỏi phải làm gấp rút, làm có trách nhiệm, có phân công cụ thể, có kiểm tra, giám sát… Chúng ta phải hạn chế tối đa rủi ro, bảo đảm các khâu tránh chuyện làm tới làm lui. Ngày hoàn công phải có được niềm vui trọn vẹn”, Bí thư Nên lưu ý.

Lập hội đồng cố vấn cho dự án

Theo kế hoạch triển khai dự án, tháng 10/2022 sẽ bắt đầu bàn giao mặt bằng, đến cuối năm 2023 nhận bàn giao tối thiểu 70% mặt bằng. Dự kiến thời gian thi công dự án là 36 tháng, đặt mục tiêu thông xe toàn tuyến, hoàn thành cơ bản phần cao tốc vào tháng 10/2025. Hoàn thành toàn bộ dự án năm 2026.

TP.HCM đã điều chỉnh quy hoạch để chuẩn bị khởi công dự án đường Vành đai 3. Ảnh: TCIP.
TP.HCM đã điều chỉnh quy hoạch để chuẩn bị khởi công dự án đường Vành đai 3. Ảnh: TCIP.

Nghị quyết của Quốc hội ngày 16/6/2022 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM cũng nói rõ, dự án chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Mới đây, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã có tờ trình Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thành lập một hội đồng cố vấn dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, gồm các chuyên gia giàu kinh nghiệm về kỹ thuật, pháp lý đấu thầu, ký kết hợp đồng,…

Chức năng của Hội đồng cố vấn là tham gia góp ý định hướng về cơ chế, chính sách và các nội dung liên quan đến kỹ thuật, vật liệu thi công, công nghệ, quản lý chi phí, điều hành dự án,…

Hội đồng cố vấn dự án có nhiệm vụ góp ý, phản biện về phương án, đề xuất giải pháp tối ưu và nhận diện các vướng mắc để kịp thời tư vấn cho các địa phương TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An chỉ đạo, triển khai dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ, mỹ quan, hiệu quả đầu tư. Hội đồng sẽ báo cáo Uỷ ban nhân dân TP.HCM bằng văn bản về việc tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Trước đó, vào đầu tháng 7/2022, TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An đã ký kết một bản quy chế phối hợp với nhau để khai đồng bộ dự án hạ tầng quan trọng này.

Theo đó, các địa phương đã thống nhất đề ra 6 nhóm việc cần làm. Trong đó có nhóm việc TP.HCM và 3 tỉnh dự án cần chuẩn bị sẵn sàng về nguồn vốn, các chi phí để chi trả cho gói thầu tư vấn, giải phóng mặt bằng, dự trù các phương án và tiến độ. Sẽ có một ban chỉ đạo để chỉ đạo chung cho toàn dự án. Một tổ giúp việc, hội đồng chuyên gia cố vấn cho ban quản lý để chỉ đạo, triển khai dự án một cách tốt nhất.

Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,34 km. Bao gồm: Đoạn qua TP.HCM 47,51 km; Đồng Nai 11,26 km; Bình Dương 10,76 km và Long An 6,81 km.

Đường Vành đai 3 có điểm đầu tại điểm giao với cao tốc Bến Lức – Long Thành thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, và điểm cuối tại nút giao với cao tốc Bến Lức – Long Thành thuộc địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long Ain. Tổng mức đầu tư của dự án 75.378 tỷ đồng, gồm 50% vốn trung ương và 50% vốn địa phương.

Đánh giá post

Đặt mua ngay


    This will close in 0 seconds

    Thuê xe ngay


      This will close in 0 seconds